文字サイズ

やさしいブラウザ・クラウド版はこちらからご利用下さい

ベトナム語(Tiếng việt)

Đây là trang thông tin giới thiệu các biện pháp phòng ngừa và đối phó để đối phó với các vấn đề trong đời sống tiêu dùng có thể xảy ra chủ yếu đối với người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản.

日本で生活する外国人の方が、身近に起こりうる消費生活トラブルについて、注意点と対処法を紹介しています。

  • ベトナム語(Tiếng việt)

Quầy tư vấn tiêu dùng dành cho người nước ngoài

Nội dung tư vấn

Các vấn đề liên quan đến phương thức bán hàng và hợp đồng, chất lượng, giá cả khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Ví dụ)

・Không nhận được sản phẩm đã đặt mua qua mạng.

・Nhận được email yêu cầu thanh toán từ trang web mà bản thân không nhớ làđã sử dụng v.v

Tốt nhất hãy đến quầy tư vấn hoặc gọi điện thoại cùng với người hiểu tiếng Nhật.

Nếu cần phiên dịch, có thể nhờ phiên dịch qua điện thoại thông qua ”Trung tâm chiến lược quốc tế Tokushima”.

Ngôn ngữ hỗ trợ

Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Indonesia, tiếng Thái, tiếng Malaysia, tiếng Tagalog, tiếng Nepal, tiếng Myanmar, tiếng Khmer, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Mông Cổ

Liên hệ: Trung tâm Thông tin Người tiêu dùng tỉnh Tokushima

Trung tâm thông tin người tiêu dùng tỉnh Tokushima tiếp nhận trao đổi, tư vấn cho người nước ngoài về tiêu dùng sinh hoạt.

Nếu bạn có điều gì vướng mắc hoặc lo lắng, xin hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi.

Điện thoại: 088-623-0110

Giờ làm việc: 9:00 - 18:00 (thứ 7, chủ nhật mở cửa đến 16:00)

*Nghỉ thứ 4, ngày lễ và dịp cuối năm cũ đầu năm mới.

*Thời gian tới văn phòng tư vấn bắt đầu từ 10:00.

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Amico phía Đông, Lô 5, 1-Chome, Terashima Honcho Nishi, Thành phố Tokushima

*Tư vấn miễn phí (cước điện thoại do người gọi tự chịu)

*Hãy mang theo tài liệu liên quan đến nội dung tư vấn (nếu có).

Câu số

Câu số 1. Khi bạn đi mua đồ ở cửa hàng, hợp đồng được tính là thành lập khi nào?

(1) Khi bạn nói với người bán hàng là “Bán cho tôi sản phẩm này”

(2) Khi người bán hàng nói là “Vâng, tôi đã hiểu rồi”

(3) Khi bạn trả tiền cho người bán

(4) Khi bạn nhận sản phẩm và biên lai từ người bán

 

Câu số 2. Tôi muốn tặng quà cho bạn gái mà tôi đang hẹn hò nên đã mua dây chuyền ở cửa hàng. Thế nhưng chúng tôi đột ngột chia tay trước khi tôi kịp tặng cho cô ấy ... Đối tượng để tặng dây chuyền đã không còn. Vậy tôi có thể trả lại dây chuyền đó được không?

(1) Không trả được

(2) Nếu còn giữ biên lai thì có thể trả lại trong vòng 1 tuần

(3) Nếu chưa mở niêm phong hàng thì bạn có thể trả lại

 

Câu số 3. Tôi đã đặt mua một chiếc áo cỡ M trên mạng vì thấy nó khá đẹp. Nhưng khi hàng đến, tôi mặc thử thì thấy áo nhỏ hơn tôi nghĩ. Áo đúng là cỡ M, giống cỡ tôi đặt nhưng vì quá nhỏ nên tôi muốn trả lại. Trong các lựa chọn liên quan đến việc trả lại hàng dưới đây thì câu nào đúng?

(1) Sau khi bấm xác nhận đặt hàng, nếu không quá 8 ngày thì vẫn có thể trả lại hàng.

(2) Việc mua hàng qua mạng không thể áp dụng Cooling off (phương thức hủy hợp đồng vô điều kiện) nên phải tuân theo điều kiện trả hàng do người bán đưa ra.

(3) Lúc nào trả hàng cũng được.

 

Câu số 4. Cooling off là chế độ cho phép đơn phương hủy hợp đồng vô điều kiện trong một thời hạn nhất định, thường áp dụng với các trường hợp như bán hàng tận nhà, khi người tiêu dùng kí hợp đồng trong tình trạng bất ngờ, hay hợp đồng giao dịch có ẩn chứa nguy cơ cao như kinh doanh đa cấp, v.v.

 Vậy trong những trường hợp sau đây có thể áp dụng Cooling off được không? Hãy đánh dấu ○ hoặc × khi trả lời.

(1) 7 ngày trước, khi người ta đến nhà chào hàng (bán hàng tận nhà), tôi đã kí hợp đồng thi công mái nhà. Hôm qua đã thi công xong nhưng chi phí cao quá nên tôi muốn áp dụng Cooling off.

(2) 5 ngày trước tôi đã mua một lọ kem dưỡng da có tác dụng cải thiện nếp nhăn sau khi được chào mời qua điện thoại. Sau khi dùng thử, tôi thấy không có tác dụng nên muốn áp dụng Cooling off. 

(3) 3 ngày trước đột nhiên có người đến nhà và nói là họ “thu mua kim loại quý với giá cao” nên tôi đã kí hợp đồng. Nhưng nghĩ lại thì tôi không muốn bán nên muốn áp dụng Cooling off.

 

Đáp án câu 1

(2) Khi người bán hàng nói là “Vâng, tôi đã hiểu rồi”

Giải thích

 Hợp đồng được thành lập khi người tiêu dùng và người bán, cả 2 bên cùng đồng ý với các nội dung của hợp đồng (nội dung hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng, v.v.). Có nghĩa là cho dù là lời hứa bằng miệng thì cũng có thể được tính là hợp đồng đã thành lập. Văn bản hợp đồng hay con dấu, chữ kí có ý nghĩa nhằm lưu lại chứng cứ của việc thành lập hợp đồng (*).

Trong trường hợp câu hỏi này, khi khách nói “Bán cho tôi sản phẩm này”, người bán đáp lại là “Vâng” thì ở thời điểm đó hợp đồng đã được thành lập. Khi đó mỗi bên sẽ phát sinh nghĩa vụ: người mua có “nghĩa vụ trả tiền”, và người bán có “nghĩa vụ trao hàng”.

(*) Tùy vào nội dung hợp đồng, có trường hợp sẽ phát sinh nghĩa vụ lập văn bản hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng có giá trị cao, hoặc quan hệ hợp đồng nối tiếp kéo dài, đa phần sẽ phát sinh nghĩa vụ thành lập hợp đồng dựa trên pháp luật liên quan.

 

Đáp án câu 2

(1) Không trả được

Giải thích

 Giống như phần giải thích ở câu số 1, hợp đồng đã được thành lập giữa người tiêu dùng và cửa hàng nơi anh ta mua đồ. Hợp đồng là “lời hứa làm phát sinh trách nhiệm trước pháp luật” nên nó có tính bắt buộc. Hợp đồng dựa trên sự đồng thuận của cả 2 bên sẽ không được phép tự ý hủy bỏ, kể cả vì lí do cá nhân từ phía mình hay từ phía đối phương, trừ khi sản phẩm có khiếm khuyết, v.v.

Biên lai là hóa đơn nhận tiền, nó giống như bản ghi nhớ chứng minh việc cửa hàng đã nhận tiền. Nếu còn giữ biên lai, thì có nơi vẫn chấp nhận đổi hoặc trả hàng nếu chưa dùng, vẫn chưa quá lâu kể từ ngày thành lập hợp đồng. Việc này giống như một kiểu dịch vụ chăm sóc khách hàng mà cửa hàng tự nguyện đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng nên cho dù họ không cho phép trả lại hàng thì cũng không có nghĩa họ vi phạm pháp luật.

 

Đáp án câu 3

(2) Việc mua hàng qua mạng không thể áp dụng Cooling off (phương thức hủy hợp đồng vô điều kiện) nên phải tuân theo điều kiện trả hàng do người bán đưa ra.

Giải thích

Mua hàng qua mạng hay mua hàng qua TV là mua bán trực tuyến, đều không thể áp dụng Cooling off. Việc đổi hay trả hàng đều phải tuân theo điều kiện mà người bán đặt ra. Nếu không hứa hẹn gì đặc biệt, trong vòng 8 ngày kể từ ngày nhận hàng thì có thể “hủy bỏ đăng kí hợp đồng”. Phí gửi trả sẽ do người tiêu dùng chịu. Vì vậy việc xác nhận kĩ các điều khoản, điều kiện trước khi đặt hàng là rất cần thiết.

Cooling off là gì?

Cooling off là phương thức hủy hợp đồng vô điều kiện khi bị dụ dỗ kí hợp đồng mà không suy nghĩ kĩ rồi sau đó hối hận và muốn hủy bỏ. Đây là hình thức được pháp luật công nhận, áp dụng với đối tượng là “Bán hàng tận nhà”, “Bán hàng chào mời qua điện thoại”. Người mua cần phải gửi thông báo hủy hợp đồng trong vòng 8 ngày (đối với kinh doanh đa cấp là 20 ngày) kể từ ngày nhận văn bản hợp đồng. Thông báo có thể gửi đi bằng “văn bản”, “thư điện tử (email)”, hoặc qua mạng xã hội (SNS).

Liên quan đến Cooling off, xin hãy xem chi tiết tại đây.

 

Đáp án câu 4

(1)○

Bán hàng tận nhà đúng là đối tượng được áp dụng Cooling off. Kể cả sau khi thi công sửa chữa xong, nếu vẫn nằm trong vòng 8 ngày tính cả ngày của hợp đồng (đối với bán hàng tận nhà) thì vẫn có thể áp dụng Cooling off.

(2)×

(Chào mời mua hàng qua điện thoại đúng là đối tượng được áp dụng Cooling off nhưng đối với những hàng hóa tiêu hao được pháp luật quy định như mỹ phẩn, thực phẩm chức năng, đồ tẩy rửa, v.v. thì khi đã sử dụng sẽ không được áp dụng Cooling off nữa).

(3)○

Trường hợp kí hợp đồng mua lại đồ quý giá ở bên ngoài cửa hàng được gọi là “Mua bán tận nhà”, và thuộc đối tượng áp dụng Cooling off. Trong thời gian Cooling off quy định, người tiêu dùng có quyền từ chối trao đồ cho người đến hỏi mua.